Hiện nay do có nhiều hình thức sản xuất nên cống hộp bê tông cũng có khá nhiều mức giá khác nhau. Điều này có thể sẽ làm bạn cảm thấy băn khoăn không biết nên lựa chọn như thế nào cho phù hợp nhất với công trình của mình. Hôm này bài vết này sẽ giúp bạn tổng hợp những thông tin liên quan các loại cống hộp bê tông hãy theo dõi nhé!

Cống hộp bê tông đúc sẵn

Bạn có thể hiểu cống hộp đúc sẵn là một dạng kết cấu chịu được tải trọng lớn. Tuỳ theo yêu cầu của công trình về khả năng chịu tải trọng bao nhiêu mà lựa chọn thiết kế phù hợp.

Một số sản phẩm nó có thể chịu được lực chạy trực tiếp của các phương tiện trực tiếp ngay trên thành ống, tuy nhiên nó phải được tính toán từ trước để đảm bảo được sự an toàn cho người và phương triện di chuyển.

Cống hộp bê tông lắp ghép đúc sẵn hiện nay thường được sử dụng chủ yếu để thoát nước mưa, nước thải,… Ngoài ra, nó còn được sử dụng để bảo vệ các đường ống bên trong, chứa hệ thống cáp viễn thông hay cáp điện,…

Những ưu điểm nổi bật của cống hộp bê tông đúc sẵn

Đã từ lâu với mỗi công trình được xây lên điều được chú trọng đó là hệ thống thoát nước của công trình. Trước đây khi công nghệ chưa tân tiến người ta thường tạo ra những cái mương, máng,…để thoát nước. Tuy nhiên hiện nay khi hiện đại hơn, nhiều nghiên cứu ra đời thì hệ thống thoát nước dần có những thay đổi và tiến bộ hơn.

Những lý do khiến cống hộp bê tông được lựa chọn nhiều hiện nay:

Nhưng vì thời gian lắp đặt ống cống hộp bê tông khá lâu nên bạn hãy có sự tính toán hợp lý để đảm bảo tiến độ cho công trình của mình nhé.

Cống hộp bê tông có nhưng tiêu chuẩn như thế nào?

Cống hộp bê tông được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9116:2012 và tiêu chuẩn này được áp dụng cho tất cả các loại cống hộp bê tông đúc sẵn đôi và đơn.

Một số yêu cầu về tiêu chuẩn:

Xi MăngMột số loại xi măng có thể sử dụng như:
– Xi măng poóc lăng bền sun phát (PCSR)
– Xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sun phát (PCBSR)
– Xi măng poóc lăng (PC
– Xi măng poóc lăng hỗn hợp (PCB),…
NướcNước trộn và bảo dưỡng bê tông theo tiêu chuẩn TCVN 4506
Cốt Thép– Thép thanh dùng làm cốt chịu lực phải là thép cán nóng theo tiêu chuẩn TCVN 1651-1:2008 và 1651-2:2008
– Thép cuộn dùng làm cốt thép phân bố, cấu tạo theo tiêu chuẩn TCVN 6288:1997.
Sai lệch khoảng cách giữa vị trí đặt thép so với thiết kế là ≤ 10 mm đối với các thanh thép chịu lực, ≤ 10 mm đối với thép đai là và ± 5 mm đối với lớp bảo vệ cốt thép.
Phụ GiaMột số phụ gia được bổ sung thêm vào hỗn hợp để đúc bê tông nhưng phải đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn TCVN 8826:2011 và TCVN 8827:2011.
Bê TôngĐể chế tạo cống hộp phải sử dụng loại bê tông bảo đảm đạt mức thiết kế theo cường độ và độ chống thấm, được thiết kế thành phần cấp phối, độ sụt hoặc độ cứng theo loại xi măng, cốt liệu sử dụng thực tế, tỷ lệ giữa nước và xi măng tối đa là 0,45.
Cốt lIệu– Cốt liệu nhỏ (cát tự nhiên hoặc cát nghiền theo tiêu chuẩn TCVN 7570:2006)
– Cốt liệu lớn (đá dăm, sỏi dăm theo tiêu chuẩn TCVN 7570:2006 và yêu cầu của thiết kế).

Vấn đề ăn mòn được xử lý bằng cách: chiều dày của lớp bê tông ở phía trong và phía ngoài khung cốt thép tối thiểu phải là 12 mm.

Trên đây là một số thông tin về cống hộp bê tông mà chúng tôi nghĩ rẵng nó hữu ích với bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm kiến thức để dễ dàng lựa chọn được loại cống hộp phù hợp cho công trình của mình nhé!