Bạn là người mới, bạn rất quan tâm đến tester một ngành nghề đầy tiềm năng nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Vậy hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi. Tại đây chúng tôi xin cung cấp những thông tin về lộ trình nghề tester hãy theo dõi xem nhé!
Những công việc mà một tester cần phải làm
Với tester bạn sẽ có cơ hội làm ở nhiều vị trí khác nhau như: QA, QC, Manual Tester, Automation Tester… Tuỳ từng vị trí mà bạn sẽ có các chức danh khác nhau nhé!
Có thể bạn sẽ không phải là người trực tiếp tham gia quá trình lập trình phần mềm nhưng bạn sẽ cùng đồng hành với cả team IT từ đầu cho đến khi sản phẩm hoàn thiện đến tay khách.
Bạn có thể tham khảo quy trình làm việc như sau:
Giai đoạn 1 | Trong giai đoạn lập kế hoạch thử nghiệm và chuẩn bị thử nghiệm, các Tester sẽ tham gia xem xét và đóng góp vào quá trình lên kế hoạch kiểm tra, phân tích, đánh giá yêu cầu và thông số kỹ thuật. |
Giai đoạn 2 | Tester có thể tự động hóa hoặc tham gia hỗ trợ tự động hóa các bài kiểm tra. Vai trò của người Tester là trực tiếp thiết lập môi trường thử nghiệm hoặc hỗ trợ quản trị hệ thống và nhân viên quản lý mạng hoàn thành việc đó. |
Giai đoạn 3 | Khi các thử nghiệm đã được triển khai và đi vào vận hành, công việc của Software Tester là giám sát và note lại toàn bộ quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả. Thu thập các số liệu về hiệu suất và ghi lại lỗi được tìm thấy. |
Những công việc Tester đang phổ biến
Tuỳ vào từng mục đích riêng mà sẽ chia ra 2 loại kiểm thử để phù hợp với mục đích riêng. Bạn có thể hiểu đó là thử thủ công bằng tay và kiểm thử tự động.
Chúng ta hay gọi theo tên tiếng anh là Manual Test và utomation Test
Manual testing (thủ công)
Công việc sẽ được triển khai bằng chính người Tester. Họ sẽ trực tiếp tương tác với ứng dụng hoặc phần mềm và API bằng những công cụ thích hợp từ đó tìm ra điểm không tương thích hay những lỗi còn tồn tại của hệ thống.
Cách làm này bạn sẽ ít phải đụng tới code, không cần biết quá nhiều và chuyên sâu về kiến thức lập trình.
Chính vì nó không quá đòi hỏi chuyên môn nên đa số các bạn mới ra trường như sinh viên thường hay lựa chọn vị trí này
Một số kỹ năng cần thiết ở vị trí này: Có tư duy logic tốt; Nắm thật vững các định nghĩa, các kỹ thuật hỗ trợ test; Chi tiết, tỉ mỉ…
Automation testing (tự động hoá)
Công việc là được thực hiện bởi máy móc, tập lệnh kiểm thử đã được viết trước với độ phức tạp khác nhau.
So với kiểm thử thủ công, cách kiểm thử này hơi khác hơn khi bạn phải tự dùng chính những dòng code mình tạo ra để kiểm định lại phần mềm, dò tìm các lỗi bug trong một phần mềm khác.
Các kỹ năng cần thiết: Hiểu rõ các tools và frameworks; Nắm được nhiều ngôn ngữ lập trình như: Java, PGP, C#, AutoIT, Python, Ruby, C++,…
Sự hiệu quả từ Manual testing và Automation testing
Nhiều người cho rằng Automation testing mạnh mẽ, an toàn và đáng tin cậy hơn so với Manual testing. Nhân viên Automation Tester cũng giỏi và biết nhiều hơn.
Nhưng điều đó không chính xác. Bởi công việc nào cũng có độ khó nhất định, đòi hỏi người làm phải không ngừng tìm hiểu để nâng cao kiến thức của mình.
Bạn nên học gì để trở thành một tester?
Hiện tại, chuyên ngành Tester không được đào tạo trong các trường Đại học. Trên thực tế, dù xuất phát điểm như thế nào, bạn cũng có thể trở thành Tester nếu đủ quyết tâm, đam mê theo đuổi.
Bạn có thể chọn học chuyên ngành lập trình ở các trường đại học hoặc học khóa học Tester tại các trung tâm uy tín như “Khóa học Tester cho người mới” tại đây. Chỉ cần bạn bổ sung đủ các kiến thức cần thiết trong ngành để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.